Lịch sử Tàu_ngầm_mang_tên_lửa_đạn_đạo

Ban đầu Mỹ và Liên Xô trang bị cho một vài tàu ngầm và tàu nổi tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân vào thập niên 50. Các tàu của Mỹ triển khai các tên lửa hành trình Regulus I còn Liên Xô triển khai tên lửa P-5 Pyatyorka (SS-N-3 Shaddock), cả hai loại tên lửa này đều có khả năng phóng từ tầu ngầm đang trong trạng thái nổi. Mặc dù các tên lửa này tiếp tục được trang bị cho đến năm 1964. Liên Xô còn trang bị tên lửa hành trình P-5 Pyatyorka lên tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân Project 659 (lớp Echo I). Tuy nhiên, vai trò của tên lửa hành trình hạt nhân phóng từ tàu ngầm đã bị lu mờ bởi các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm được trang bị trên các tàu ngầm hạt nhân (SSBN) kể từ năm 1960.[1]

Nguồn gốc của tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo

Tàu ngầm lớp I-400 của Hải quân đế quốc Nhật được coi là tiền thân của tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo hiện nay, đặc biệt là với chương trình tên lửa hành trình Regulus được tiến hành khoảng một thập kỷ sau chiến tranh thế giới thứ II.[2] Quốc gia đầu tiên đưa vào trang bị tàu ngầm thông thường mang tên lửa đạn đạo (SSB) là Liên Xô, khi đã tiến hành chuyển đổi thử nghiệm các tàu ngầm Proyekta 611 (lớp Zulu IV) chạy bằng năng lượng diesel để có thể mang theo 1 ống phóng tên lửa trên tháp chỉ huy của tàu. Đây là chiếc tàu ngầm đầu tiên trên thế giới phóng thành công tên lửa đạn đạo R-11FM từ tàu ngầm (SS-N-1 Scud-A, phiên bản trang bị trên tàu ngầm của tên lửa SS-1 Scud) vào ngày 16/9/1955.[3]

Cùng với năm chiếc tàu ngầm Project V611 và AV611 (lớp Zulu V), đây là những chiếc tàu ngầm thông thường trang bị tên lửa đạn đạo SSB đầu tiên trên thế giới với mỗi chiếc được trang bị hai tên lửa R-11FM, bắt đầu đi vào hoạt động năm 1956–57.[4] Chúng được thay thế bởi 23 tàu ngầm Project 629 (lớp Golf) vào năm 1958–1962, những tàu này được thiết kế đặc biệt với 3 ống phóng tên lửa thẳng đứng được tích hợp trong tháp tàu ngầm.[5] Tên lửa đạn đạo R-13 (SS-N-4) chỉ có thể phóng khi tàu ngầm đang nổi, khi phóng, tên lửa sẽ được nâng lên bên trên của ống phóng. Nhưng loại tên lửa đạn đạo R-21 (SS-N-5), được trang bị vào năm 1963, có thể được phóng ngầm dưới mặt nước.

Phù hiệu tuần tra trên tàu SSBN, bằng bạc và vàng, được Hải quân Hoa Kỳ trao tặng cho các thủy thủ đã hoàn thành ít nhất một cuộc tuần tra trên tàu SSBN.

Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo đầu tiên đi vào hoạt động là tàu ngầm USS George Washington được trang bị 16 tên lửa Polaris A-1. USS George Washington được đưa vào trang bị vào tháng 12 năm 1959 và đã thực hiện chuyến tuần tra đầu tiên từ tháng 11 năm 1960 – tháng 1 năm 1961.[6] Tên lửa Polaris và tàu ngầm SSBN đầu tiên của Mỹ được phát triển bởi phòng dự án đặc biệt của Chuẩn đô đốc W. F. "Red" Raborn. George Washington được thiết kế và chế tạo lại từ thân tàu ngầm tấn công nhanh thuộc lớp Skipjack, USS Scorpion, với việc bổ sung khoang chứa tên lửa dài 130 ft (40 m) được hàn vào giữa tàu. Việc sử dụng năng lượng hạt nhân là một bước tiến quan trọng, cho phép một tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo không bị phát hiện trên biển bằng cách luôn ở trạng thái lặn hoặc thỉnh thoảng lặn ở độ sâu kính tiềm vọng từ (50 đến 55 ft (15 đến 17 m)) trong suốt hải trình.

Một điểm khác biệt quan trọng giữa các SLBM của Mỹ và Liên Xô là loại nhiên liệu tên lửa; tất cả các tên lửa SLBM của Mỹ đều là tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn, trong khi tất cả các tên lửa SLBM của Liên Xô sử dụng nhiên liệu lỏng, trừ tên lửa RSM-56 Bulava, trang bị năm 2014. Với số lượng tên lửa trên một tàu ngầm hạt nhân của Mỹ lớn hơn số lượng tên lửa trang bị trên năm chiếc tàu ngầm thông thường lớp Golf, Liên Xô đã tụt hậu so với Mỹ về khả năng răn đe hạt nhân trên biển. Liên Xô chỉ sau Mỹ 1 năm trong việc chế tạo tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo SSBN, khi họ triển khai tàu ngầm K-19 thuộc Project 658 (lớp Hotel), đi vào trang bị vào tháng 11 năm 1960. Tuy nhiên, lớp tàu ngầm này cũng chỉ mang được 3 tên lửa như lớp Golf. Tầu ngầm SSBN đầu tiên của Liên Xô có khả năng mang 16 tên lửa là Project 667A (lớp Yankee), với chiếc đầu tiên đi vào hoạt động vào năm 1967, trong khi hải quân Mỹ đã có 41 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo ("41 tàu ngầm vì tự do").[7][8]

Triển khai và nâng cấp

Các tên lửa SLBM ban đầu có tầm bắn ngắn, đã ảnh hưởng nhiều đến vị trí triển khai các tàu ngầm. Tính đến cuối những năm 1960, tên lửa Polaris A-3 đã được trang bị trên tất cả các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo của Mỹ với tầm bắn tới 4.600 kilômét (2.500 nmi), một sự cải thiện đáng kể so với tầm bắn chỉ 1.900 kilômét (1.000 nmi) trên tên lửa Polaris A-1. Phiên bản A-3 được trang bị ba đầu đạn.[9][10] Lớp tàu ngầm Yankee của Liên Xô được trang bị tên lửa R-27 Zyb (SS-N-6) có tầm bắn 2.400 kilômét (1.300 nmi).

Mỹ đã thuận lợi hơn nhiều trong việc bố trí các căn cứ tàu ngầm của mình so với Liên Xô. Nhờ NATO và căn cứ hải ngoại trên đảo Guam, tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo của Mỹ có thể triển khai vĩnh viễn tại căn cứ Advanced Refit ở Holy Loch, Scotland; Rota, Tây Ban Nha; và Guam vào giữa những năm 1960, dẫn đến các tàu ngầm có thể rút ngắn thời gian tuần tra vùng biển gần Liên Xô. Với chỉ hai lần xoay vòng các đoàn thủy thủ trên mỗi tàu ngầm SSBN, khoảng một phần ba hạm đội tàu ngầm của hải quân Mỹ sẽ duy trì tuần tra trên biển vào bất kỳ thời điểm nào. Căn cứ của Liên Xô tại Murmansk trên biển Atlantic và căn cứ Petropavlovsk-Kamchatsky trên biển Thái Bình Dương, đòi hỏi các tàu ngầm SSBN của Liên Xô phải tuần tra trên một hải trình dài (qua các trạm theo dõi tàu ngầm của NATO ở biển Atlantic) đến khu vực tuần tra giữa đại dương gần lục địa Mỹ (CONUS) với nhiều rủi ro.

Điều này dẫn đến việc sẽ chỉ có một vài tàu ngầm Liên Xô duy trì tuần tra trong khu vực trong mọi thời điểm. Điều này khiến cho Liên Xô phải phát triển tên lửa SLBM có tầm bắn xa hơn, cho phép tàu ngầm rút ngắn hải trình và có thể bắn tên lửa từ các tuyến đường biển gần các căn cứ hải quân của chúng. Liên Xô trang bị dòng tên lửa SLBM R-29 Vysota (với các phiên bản SS-N-8, SS-N-18, SS-N-23) trên các tàu ngầm Đề án 667B, 667BD, 667BDR, và 667BDRM (lớp Delta I đến Delta IV).[11] Tên lửa SS-N-8, với tầm bắn lên tới 7.700 kilômét (4.200 nmi), đi vào hoạt động cùng với tàu Delta-I từ năm 1972, từ trước khi lớp tàu Yankee được hoàn thiện. Có tổng cộng 43 tàu ngầm lớp Delta đi vào hoạt động giai đoạn 1972–1990, với tàu ngầm Delta III được trang bị tên lửa SS-N-18 và tàu ngầm Delta IV được trang bị R-29RM Shtil (SS-N-23).[12][13][14][15] Loại tên lửa mới đã tăng tầm bắn và có trang bị đầu đạn MIRV (chứa nhiều đầu đạn con tấn công mục tiêu độc lập).[11]

Tàu ngầm lớp Delta I trang bị 12 tên lửa; trong khi các tàu ngầm Delta sau này có khả năng mang 16 tên lửa. Tất cả các tàu ngầm lớp Delta đều có cấu trúc thượng tầng chứa các tên lửa nhiên liệu lỏng cỡ lớn của chúng.

UGM-73 Poseidon và Trident I

Mặc dù Mỹ không triển khai thêm các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo mới nào kể từ năm 1967 đến 1981, nhưng vẫn phát triển thêm hai loại tên lửa SLBM mới. Ba mươi mốt tàu ngầm trong tổng số 41 tàu thuộc hạm đội tàu ngầm răn đe của hải quân Mỹ được chế tạo với ống phóng tên lửa có đường kính lớn hơn để có thể sử dụng các loại tên lửa mới sau này. Vào đầu những năm 1970, tên lửa UGM-73 Poseidon (C-3) đi vào trang bị, và 31 tàu ngầm SSBN này được trang bị loại tên lửa mới này.[16] Mỗi tên lửa UGM-73 Poseidon mới có khả năng mang đầu đạn MIRV gồm tới 14 đầu đạn con. Giống Liên Xô, người Mỹ cũng pháp triển tên lửa đạn đạo có tầm bắn xa hơn để đặt các căn cứ tàu ngầm SSBN tại lục địa Mỹ. Cuối những năm 1970, tên lửa Trident I đã được trang bị cho 12 tàu ngầm SSBN đang trang bị tên lửa UGM-73 Poseidon trước đó.[17][18] Cơ sở tàu ngầm SSBN tại Rota, Spain được đóng cửa và Căn cứ hải quân Vịnh King tại Georgia được xây dựng làm căn cứ cho tàu ngầm trang bị tên lửa Trident I.

Tàu ngầm mang tên lửa Trident và Typhoon

Tàu ngầm SSBN-731 Alabama, một tàu ngầm thuộc lớp Ohio (còn gọi là lớp Trident)

Cả Mỹ và Liên Xô đều đưa vào hoạt động các tàu ngầm SSBN cỡ lớn, được thiết kế để mang các loại tên lửa SLBM mới vào năm 1981. Tàu ngầm lớp Ohio, còn được gọi là "tàu ngầm Trident" là tàu ngầm có kích thước lớn nhất lúc bấy giờ, với khả năng mang được 24 tên lửa, ban đầu nó được trang bị tên lửa UGM-96 Trident I nhưng được chế tạo với ống phóng tên lửa lớn hơn nhiều để có thể trang bị tên lửa Trident II (D-5), đi vào trang bị năm 1990.[19][20] Toàn bộ các tàu thuộc lớp này được chuyển đổi để sử dụng tên lửa Trident II đầu những năm 2000. Khi tàu ngầm USS Ohio bắt đầu thử nghiệm trên biển vào năm 1980, hai tàu ngầm lớp Benjamin Franklin đã tiến hành tháo dỡ các tên lửa đạn đạo để tuân thủ hiệp định SALT; tám chiếc còn lại đã được chuyển đổi thành tàu ngầm tấn công (attack submarines (SSN)) cuối năm 1982. Tất cả các tàu này đều thuộc hạm đội Thái Bình Dương, và căn cứ tàu ngầm SSBN tại Guam cũng bị đóng cửa; những tàu ngầm đầu tiên thuộc lớp Ohio sử dụng căn cứ tàu ngầm Bangor, Washington. Mười tám tàu thuộc lớp Ohio đã được triển khai vào năm 1997,[21] bốn chiếc trong đó được chuyển đổi để mang tên lửa hành trình (SSGN) vào những năm 2000 tuân theo hiệp ước START I.

Một tàu ngầm SSBN thuộc Đề án 941 (Lớp Typhoon)

Lớp tàu ngầm SSBN lớn nhất của Liên Xô là Tàu ngầm Đề án 941 Akula, hay nổi tiếng hơn với tên gọi tàu ngầm lớp Typhoon (Không nên nhầm với lớp tàu ngầm tấn công Project 971 Shchuka, được NATO gọi là "Akula"). Những tàu ngầm lớp Typhoon là những tàu ngầm lớn nhất từng được chế tạo với độ giãn nước khi chìm là 48.000. Chúng được vũ trang bằng 20 tên lửa R-39 Rif (SS-N-20). Sáu tàu ngầm lớp Typhoon đã được đưa vào hoạt động giai đoạn 1981–1989.[22]

Hậu chiến tranh lạnh

Việc đóng mới các tàu ngầm SSBN đã ngừng lại cách đây hơn 10 năm tại Nga và muộn hơn tại Mỹ do Liên Xô tan rãchiến tranh Lạnh kết thúc vào năm 1991. Mỹ đã nhanh chóng loại biên 31 tàu ngầm SSBN cũ kỹ còn lại, vài tàu ngầm được chuyển đổi sang vai trò khác, và căn cứ tàu ngầm SSBN tại Holy Loch ngừng hoạt động. Phần lớn lực lượng tàu ngầm SSBN của Liên Xô đã được loại bỏ và tháo dỡ do thỏa thuận Nunn–Lugar Cooperative Threat Reduction, nhằm tránh sự thất thoát vũ khí hạt nhân của Liên Xô sau khi tan rã.[23]

Hải quân Nga vẫn còn sử dụng sáu tàu ngầm Delta IVs, ba tàu ngầm Delta III, và một tàu ngầm lớp Typhoon sử dụng như một phương tiện phóng thử nghiệm các loại tên lửa mới (các tên lửa R-39 được chế tạo cho riêng lớp tàu ngầm Typhoon đã được tháo dỡ vào năm 2012). Các tên lửa nâng cấp như R-29RMU Sineva (SS-N-23 Sineva) đã được trang bị cho những tàu ngầm lớp Delta. Năm 2013 Nga đã đưa vào trang bị tàu ngầm hạt nhân đầu tiên thuộc tàu ngầm lớp Borei, mang tên lớp Dolgorukiy theo tên tàu đầu tiên được chế tạo. Đến năm 2015 có thêm hai tàu ngầm khác đã đi vào biên chế. Lớp tàu ngầm này dự kiến sẽ thay thế các tàu ngầm Delta, và có khả năng mang 16 tên lửa SLBM nhiên liệu rắn RSM-56 Bulava, với tầm bắn được báo cáo là 10.000 kilômét (5.400 nmi) và sáu đầu đạn MIRV. Mỹ đang tiến hành thiết kế tàu ngầm tàu ngầm lớp Columbia nhằm thay thế lớp tàu ngầm Ohio; việc chế tạo dự kiến được tiến hành vào năm 2021.

Năm 2009, Ấn Độ đã hạ thủy tàu ngầm SSBN đầu tiên do nước này tự đóng, thuộc tàu ngầm lớp Arihant.[24]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tàu_ngầm_mang_tên_lửa_đạn_đạo http://www.aolnews.com/nation/article/five-big-tic... http://www.asianage.com/mumbai/commissioning-ins-k... http://www.astronautix.com/lvs/r11.htm http://www.aviationweek.com/aw/generic/story_chann... http://www.janes.com/article/50761/us-upgrades-ass... http://blogs.reuters.com/india/2009/07/31/indias-n... http://sonicbomb.com/modules.php?name=Downloads&d_... http://warfarehistorynetwork.com/daily/wwii/japans... http://indiatoday.intoday.in/site/Story/53210/Deep... http://russianships.info/eng/submarines/project_61...